Sản Phẩm
Tin Tức
Làm sao để tránh bị ngứa da đầu khi trời lạnh?
TÌM HIỂU DẦU GỘI TRỊ GẦU BẰNG THẢO DƯỢC
Ngứa do lạnh có thể từ ngứa âm ỉ đến dữ dội, bệnh nhân gãi làm cho da bị trầy xước, lây lan vết ngứa nhiều hơn. Dùng thuốc vẫn không hết vì nguyên nhân trời lạnh vẫn còn, tốt nhất là bạn nên biết cách phòng ngừa.
Để hạn chế ngứa vào mùa lạnh, bạn cần phải:
– Khi cơn ngứa trỗi dậy, bạn cố gắng kiềm chế không được gãi mà phải làm gì đó để phân tán sự tập trung mà quên đi cơn ngứa. Mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ sát khiến da bị kích thích ngứa.
Đừng gãi khi bị ngứa da đầu bạn nhé!
– Biện pháp tốt nhất vẫn là giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, ngủ gối, mặc ấm để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.
-Tránh thức khuya làm da đầu không được nghỉ ngơi khi khí trời ban đêm rất lạnh dễ phát sinh các chứng ngứa da đầu. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
– Khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.
– Thời tiết lạnh bạn thường lười uống nước. Nếu bạn làm vậy thì cơ thể càng khó chống chọi với cái lạnh và da đầu bạn càng dễ ngứa hơn. Vì thế nên bạn chịu khó uống nước nhiều hơn, ăn thêm hoa quả, ít sử dụng chất kích thích.
Dù mùa đông bạn hãy nhớ tắm đầy đủ nhé!
– Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua … cũng cần hạn chế ăn.
– Mùa đông bạn lại lười tắm. Lười tắm khiến cho vi khuẩn phát sinh trên da đâu, thậm chí có thể có ký sinh trùng như chấy. Khi da đầu bẩn bạn lại dễ dàng bị ngứa da đầu hơn. Hãy ráng tắm đều đặn bạn nhé, nếu bạn sợ lạnh thì có thể tắm nước nóng. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm.
Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.
TÌM HIỂU DẦU GỘI TRỊ GẦU BẰNG THẢO DƯỢC