Sản Phẩm
Tin Tức
Những bệnh ngoài da của trẻ hay mắc phải
Trẻ nhỏ khả năng miễn dịch còn chưa cao, cũng như cơ thể chưa thực sự thích nghi với môi trường bởi vậy trẻ rất dễ mắc các bệnh ngoài da như: rôm sẩy, nấm, hăm da,… Vậy nên các mẹ hãy tìm hiểu rõ những căn bệnh ngoài da của trẻ hay mắc phải để từ đó có những biện pháp phòng tránh thích hợp.
Các bệnh trẻ hay mắc phải
Các bệnh ngoài da của trẻ hay mắc phải
1. Bệnh sảy
Bệnh sảy thường xẩy ra ở đa số các trẻ sơ sinh – 12 tháng tuổi. Vì làn da của trẻ rất mỏng manh, chỉ cần ít nước dãi hoặc mồ hôi của trẻ tiếp xúc với da cũng đủ gây ra các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở đầu, trán và trên mặt của trẻ.
Trước triệu chứng này, các mẹ nên sử dụng một miếng gạc nhúng nước ấm để lau mình cho trẻ, thay vì sử dụng các loại xà phòng. Tuy nhiên, trường hợp nặng hơn khi trẻ đã bị nổi sảy, tốt nhất bạn nên tắm bằng xà phòng để giữ vệ sinh cho da trẻ. Lưu ý, tắm sạch xà phòng và không được sót lại trên da bé. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên lau mồ hôi và nước dãi của trẻ, đặc biệt là thời kỳ trẻ mọc răng, miệng tiết ra rất nhiều dãi. Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để trẻ không vô tình tự mình làm tổn thương da. Tốt nhất bạn nên cho trẻ đeo bao tay nếu phát hiện da trẻ có vết trầy xước.
2. Viêm da tiết bã
Trẻ sau sinh 2 – 3 tháng thường rất nhiều chất nhờn trên da, do ảnh hưởng nội tiết tố nữ từ người mẹ. Đây là nguyên nhân dẫn tới viêm da tiết bã và biểu hiện đặc trưng của chứng viêm này là sự xuất hiện của những mảng hoặc vảy nhờn giống như gàu, thường có màu kem hoặc vàng ở da đầu, chân tóc và lông mày.
Khi trẻ bị viêm da tiết bã các mẹ nên rửa sạch da bằng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh. Chú ý không dùng móng tay, mà chỉ nên dùng lòng bàn tay hoặc ngón tay để chạm lên da trẻ, tránh làm da trầy xước. Không nên dùng tay để bóc các mảng vảy trên da bé, thay vào đó hãy dùng vaseline hoặc dầu em bé để làm mềm da trước khi rửa trôi vảy bằng nước sạch. Đặc biệt, ở những vùng lông mày là nơi rất khó xát xà phòng. Xử lý bằng cách dùng một miếng gạc thấm một ít bọt xà phòng rồi lau thật nhẹ nhàng cho trẻ.
3. Hăm tã
Hăm tã thường xuất hiện ở vùng mông, bẹn của trẻ, nơi da trẻ tiếp xúc nhiều với tã lót, phân và nước tiểu có thể gây kích ứng da, khiến vùng da bị ửng đỏ hoặc nổi mẩn ngứa. Đặc biêt, trẻ sơ sinh đi vệ sinh rất nhiều lần và phân còn ở dạng lỏng, kết hợp với tình trạng nóng ẩm bên trong tã nên trẻ rất dễ bị hăm tã.
Các mẹ chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên, tã không nên để quá lâu. Khi thay tã nên lau sạch vùng mông và bẹn của trẻ, để kho rồi mới thay tã mới
Khi đã lau khô và vệ sinh thường xuyên tại vùng đóng bỉm, tã mà sau 2, 3 ngày bệnh vẫn không cải thiện, bạn nên cho trẻ đi khám ở viện nhi khoa để chẩn đoán trường hợp trẻ bị nhiễm nấm candida.
Trẻ nổi sảy trên da
4. Nấm candida
Nhiễm nấm candida là tình trạng viêm da do nấm candida - loại sinh vật tồn tại ở da, miệng, dạ dày và ruột của con người gây nên. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, nấm candida rất dễ tấn công, đồng thời môi trường ẩm ướt ở vùng bên trong tã lót tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
Cách chăm sóc da và vệ sinh cho trẻ tương tự như trường hợp trẻ bị hăm tã. Cần lưu ý giữ cho da trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ. Sau khi khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị nấm cho trẻ. Kết hợp giữa việc bôi thuốc trị nấm và giữ vệ sinh da thường xuyên, tình trạng bệnh của trẻ sẽ khá lên sau khoảng 1 – 2 tuần.
5. Nổi sảy
Nổi sảy là bệnh ngoài ra trẻ nào cũng 1 lần trong đời mắc phải. Ở những vùng mồ hôi tụ lại nhiều thường xuất hiện mẩn đỏ ngứa. Không riêng gì vùng da ở đầu, mặt, lưng và mông, mà nơi các vùng da tiếp xúc với nhau như quanh cổ, dưới nách và vùng háng cũng rất dễ nổi sảy.
Các mẹ cần vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, luôn giữ khô ráo, thoáng mát. Tạo điều kiện, môi trường khó khăn để vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Bạn nên thường xuyên rửa sạch mồ hôi và chất bẩn bám trên da trẻ. Mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều khi bạn cho trẻ đi ra ngoài hoặc sau khi trẻ ngủ trưa. Những lúc này, bạn nên dùng vòi sen tắm mát cho trẻ. Ngoài ra, bệnh sảy sẽ làm trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều nên da cũng rất dễ trầy xước. Do đó, hãy cho trẻ mang bao tay để phòng ngừa nhé!
Trên đây là những căn bệnh ngoài da của trẻ hay mắc phải, các mẹ cần vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, luôn giữ khô ráo, thoáng mát. Tạo điều kiện, môi trường khó khăn để vi khuẩn phát triển gây bệnh.