Liên Hệ Tư Vấn
0981.39.9966 - 0911.38.2929
Sản Phẩm
Tin Tức
Tìm hiểu bệnh sâu răng triệu chứng và cách phòng ngừa
Bài viết sau thuocdactrigiatruyen.com xin chia sẻ với các độc giả những thông tin hữu ích về căn bệnh sâu răng, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu bệnh sâu răng triệu chứng và cách phòng ngừa
Sâu răng là một căn bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ, hủy hoại các mô cứng, mô mềm của răng gồm: Men răng, ngà răng, tuỷ răng. Các vi khuẩn sâu răng được từ bên ngoài thông qua thức ăn vào và tạo nên lổ sâu, dần dần lổ sâu to ra và phá hủy tất cả cấu trúc của răng làm răng bị hoại tử, thối gốc và nhiễm trùng nặng. Nếu bệnh sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến rụng răng, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng xương hàm, viêm tủy răng, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm chân răng với các cơn đau dữ dội, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong đối với những ca bệnh nặng. Sâu răng không đơn giản chỉ là 1 căn bệnh, nó đem đến cho ngươi mắc bệnh rất nhiều phiền toái.Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng kể trên, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, men răng ngả màu. Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc căn bệnh này.
Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh sâu răng
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng bị sâu nhưng nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chưa tốt. Vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi có thức ăn dính lên bề mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột. Sau một thời gian các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid và ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một mảng dính vào răng gọi là mảng bám, màng này rất dính và có ở tất cả các bề mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh chân răng. Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn về sau tạo thành cao răng.
- Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có không gian lưu đọng lại ở đáy và thành bên các lỗ sâu, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu càng được mở rộng và tiến về phía tủy răng.
- Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu cổ răng. Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng và chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở nên nguy cơ bị sâu cổ răng rất cao.
- Khác với các bộ phận khác trên cơ thể khi bị tổn thương răng chúng ta sẽ không có khả năng tự phục hồi lại được, cần phải dùng thuốc chữa trị sớm để tránh những hậu quả về sau.
Các triệu chứng của bệnh sâu răng
- Khi bạn bị sâu răng ngoài những triệu chứng thường gặp như là đau, nhức, buốt, ngứa ở chân răng và những chiếc răng bên cạnh. Sâu răng có thể sẽ gây sưng viêm lợi, sưng má, đau đầu, nhai nuốt khó khăn,... Bên cạnh đó, răng sâu có thể khiến hơi thở bạn có mùi hôi khó chịu.
Quá trình tiến triển sâu răng
- Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường thành axit, axit phá hủy men răng tạo thành màu trắng đục hoặc màu vàng nâu (đây là giai đoạn đầu sâu men).

- Nếu không được điều trị thì axit tiếp tục phá hủy lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu, sau đó lỗ sâu ngày càng sâu và rộng ra.
- Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, nếu tiếp tục không được điều trị dẫn tới tủy chết vi khuẩn lan tới cuống răng gây ra viêm quanh cuống răng.
- Triệu chứng bệnh sâu răng được chia ra làm 3 giai đoạn: sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu, trong đó mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:
- Sâu men:
+ Giai đoạn này mới chớm sâu răng, nên hầu như không có cảm giác đau răng hay ê buốt răng khi ăn nóng lạnh, chua ngọt.
+ Trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng có màu trắng đục hoặc vàng nâu.
- Sâu ngà nông:
+ Khi bị kích thích nóng lạnh chua ngọt thì cảm thấy ê buốt ở răng sâu, nhưng khi dừng kích thích này thì hết ê buốt ngay.
+ Tại lỗ răng sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu < 2mm.
- Sâu ngà sâu:
+ Bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt rất khó chịu khi ăn nóng lạnh, chua ngọt, ê buốt kéo dài sau khi ngừng kích thích khoảng 30 giây – 1 phút.
+ Nếu thấy răng có lỗ sâu và đau thành cơn mặc dù đã hết tác nhân kích thích như ngừng ăn nóng lạnh, đi đánh răng ngay sau khi ăn mà cơn đau vẫn kéo dài nhiều phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng do vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng qua đáy lỗ sâu.
+ Lỗ sâu sâu từ 2-4 mm, nạo lỗ sâu thấy ê buốt và có nhiều ngà mủn.
Các phương pháp phòng ngừa sâu răng
- Để phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả mọi người cần phải chải răng đều đặn ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tùy vào điều kiện công việc, hoàn cảnh của mỗi người, nếu có thể chải răng thêm 1 lần vào thời điểm sau bữa ăn trưa thì càng tốt.
- Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Chải kỹ lần lượt từng nhóm răng cho tới khi sạch, thời gian ước tính trung bình để chải xong 1 hàm răng là 3 phút. Nên dùng những loại kem đánh răng có chứa fluor.
- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng: Các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng Nếu chải răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng.
+ Cách dùng chỉ tơ nha khoa như sau: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn có trong miệng, chất tạo mùi thơm…
- Tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, tránh ăn những thức ăn dai, hay mắc răng và khó vệ sinh như lòng gia súc gia cầm, thịt gà…
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Uống nhiều nước sạch trung bình một người lớn nên uống từ 1,5l – 3,5l/ ngày.
- Hạn chế hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,…( bỏ được thì càng tốt )
- Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa trị kịp thời.
Huy vọng những thông tin thuocdactrigiatruyen.com chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn. Chúc bạn cùng gia đình người thân luôn mạnh khỏe!
Xem thêm: Thuốc sâu răng gia truyền Trần Mười
Xếp hạng 4.9 - 1 phiếu bầu